NHỮNG TIỀM NĂNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NỀN TẠI BÌNH CHÁNH

NHỮNG TIỀM NĂNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NỀN TẠI BÌNH CHÁNH



  Thị trường hiện đang là một trong những thị trường được ưu
  chuộng nhất tại vùng ven TPHCM. Sự phát triển và vươn lên mạnh mẽ của thị trường
  này đã khiến nhiều nhà đầu tư kinh ngạc. Với nhiều tiềm năng và lợi thế bất động sản
  Bình Chánh tự tin sẽ chinh phục được những nhà đầu tư khó tính nhất.

 Các yếu tố thúc đẩy thị trường đất nền Bình Chánh     phát triển

  Cơ sở hạ tầng và giao thông
  Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông đồng bộ phát triển và yếu tố quan trọng giúp
  Bình Chánh thu hút được nguồn vốn lớn từ nhà đầu tư bất động sản. Bình Chánh là
  một trong những khu vực thuộc vùng ven TPHCM sở hữu mạng lưới giao thông thông          suốt, hiện đại. Các tuyến đường lớn tại huyện Bình Chánh như: đường vành đai 3,
  Võ Văn Kiệt, Quốc lộ 1A…không những có  vai trò quan trọng trong việc lưu thông mà
  còn là cầu nối giao thông khu vực với các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đây là lợi thế
   mang tính quyết định khi kết nối Bình Chánh với các quận, huyện khác đồng thời
    thúc đẩy thị trường bất động sản đất nền Bình Chánh phát triển.

Nhu cầu của người dân lớn 

  Bình Chánh là một huyện vùng ven có tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội và bất động
  sản bậc nhất tại TPHCM. Không những tiếp giáp với các quận có tốc độ phát triển
  bất động sản mạnh như Quận 7, Quận 8 Bình Chánh còn là vùng đất được mệnh danh
  là cửa ngõ phía Tây của thành phố. Bình Chánh còn là quận có nhiều khu công nghiệp
  lớn nhất toàn thành phố, thu hút lực lượng lao động đông đúc về đây sinh sống và
  làm việc. Do lượng dân ngoại tỉnh lớn nên nhu cầu mua đất, xây nhà ở khu vực này
  tăng mạnh cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.

  Quỹ đất lớn, tỷ suất lợi nhuận cao

  Với quỹ đất rộng lại có giá thành rẻ, đất nền Bình Chánh đã và đang hứa hẹn là kênh
  đầu tư lâu dài và hiệu quả bậc nhất hiện nay. Việc nắm bắt các yếu tố tiềm năng cùng
  với một chút tính toán, mạo hiểm hứa hẹn sẽ mang về cho các nhà đầu tư đất nền
   những khoản lợi nhuận kếch xù từ hạng mục bất động sản này.

  Tình hình mua bán đất nền ở Bình Chánh hiện nay

  Cơn sốt tăng giá đất nền tại TPHCM diễn ra đã tác động rất lớn đến thị trường bất
  động sản đất nền Bình Chánh. Tại thời điểm sốt, đất nền tại khu vực này có biên độ
  tăng giá dao động từ 15 – 20%. Sau khi cơn sốt qua đi thị trường bất động sản
   Bình Chánh dần bình ổn đã trở lại hoạt động bình thường.
  Theo ghi nhận của giới chuyên môn bất động sản hiện nay Bình Chánh đang là một trong    những khu vực vùng ven có tốc độ phát triển bất động sản nhanh nhất. Tình hình mua        bán đất nền Bình chánh trong những ngày qua diễn ra khá sôi động. Lượng giao dịch          mua đất nền đặc biệt là đất nền Bình Chánh quốc lộ 50 đạt mức tăng khá cao và
  bền vững.
 Thị trường bất động sản đất nền Bình Chánh sẽ càng trở nên phát triển hơn khi hàng
  loạt nhà đầu tư lớn tại TPHCM đổ về khu vực này. Họ sẽ sử dụng quỹ đất rộng lớn tại
  đây để xây dựng các dự án lớn. Sự chuyển hướng đầu tư sang vùng ven của các
  ông hoàng bất động sản sẽ tác động trực tiếp đến tình hình mua bán đất nền tại
  Bình Chánh.
  Đất nền Bình Chánh là một phân khúc được đánh giá là có số lượng giao dịch nhiều nhất
  và thành công nhất. Sự tăng trưởng nhanh và mạnh của phân khúc này trên thị
  trường bất động sản Bình Chánh là điều tất yếu. Song trước những biến động khó
  lường của thị trường nhà đầu tư và người mua cũng nên có những chiến lược phù hợp
   và lựa chọn thông minh để có thể khái thác hết tiềm năng của phân khúc này.
  Sự sôi động của thị trường đất nền Bình Chánh nói riêng và đất nền vùng ven nói chung
  đã tạo nên một làn sóng mới cho thị trường TPHCM. Nhiều nhà đầu tư cho rằng bất
  động sản Bình Chánh là thị trường mới nổi nhưng rất sáng giá và giàu mạnh. Vì vậy
  nếu muốn thu lợi lớn nhà đầu tư đừng nên bỏ qua một thị trường bất động sản tiềm
   năng như Bình Chánh.
                                                                          

Xem ngay…

Chủ tịch quận, huyện đứng đầu tổ công tác xét tách thửa đất

Chủ tịch UBND quận, huyện làm tổ trưởng tổ công tác liên ngành giải quyết tách thửa đất trong trường hợp tách thửa đất có hình thành đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật, tách thửa đất nông nghiệp.


Một khu phân lô bán nền có hình thành đường giao thông tại quận Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: NGỌC HÀ
Đó là quy chế mẫu vừa được Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM ban hành, hướng dẫn UBND các quận, huyện trong việc thành lập tổ công tác giải quyết tách thửa đất có hình thành đường giao thông theo quyết định 60 năm 2017 của UBND TP về diện tích tối thiểu để tách thửa đất.
Chủ tịch, tổ trưởng, chịu trách nhiệm điều hành tổ công tác, chủ trì các phiên họp, điều phối hồ sơ và phê duyệt kết quả tại các kỳ họp.
Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách đất đai, quy hoạch làm tổ phó tổ công tác này.
Cụ thể, tổ công tác làm việc theo nguyên tắc thống nhất ý kiến. Hồ sơ tách thửa chỉ được chấp nhận khi tất cả các thành viên tổ công tác nhất trí hoặc không có ý kiến khác. 
Trường hợp sau khi thảo luận vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, tổ trưởng tổ công tác sẽ quyết định.
Sở Tài nguyên - môi trường cho quy chế nhằm tăng trách nhiệm của chủ tịch UBND các quận, huyện trong việc giải quyết tách thửa đất có hình thành đường giao thông, cơ sở hạ tầng. 
Quy chế mẫu cùng các hướng dẫn của các sở ngành liên quan tránh trường hợp lợi dụng quy định về tách thửa để phân lô bán nền trái quy hoạch.
Theo tuoitre.vn
Xem ngay…

Đất nền tỉnh giáp ranh tăng giá theo cơn sốt đất Sài Gòn

Giá đất Đồng Nai, Bình Dương, Long An giáp TP HCM qua Nhơn Trạch, Biên Hòa, Lái Thiêu, Đức Hòa đồng loạt leo thang sau cơn sốt đất 2017.
Ghi nhận của VnExpress, rất nhiều địa phương thuộc các tỉnh lân cận với TP HCM đã thiết lập mặt bằng giá đất mới sau khi đô thị trên 10 triệu dân này diễn ra cơn sốt đất năm 2017.
Tại Đồng Nai, gây chú ý là điểm nóng Biên Hòa, Nhơn Trạch từ cuối năm 2017 đến nay đã có nhiều dự án đất nền được chào bán ra thị trường với thanh khoản rất cao, giá liên tục đi lên.
Đơn cử tại địa bàn Biên Hòa, chỉ tính riêng dự án Khu đô thị Long Hưng (ngã ba Vũng Tàu gần metro) năm 2017 đã có sức tiêu thụ tổng cộng 1.600 lô đất bất chấp giá bán đợt sau liên tục leo thang.
Nếu giai đoạn đầu tư dự án Long Hưng chỉ bán ra 7,5 triệu đồng một m2 thì hiện tại giá giao dịch trên thị trường đã tăng lên 14 triệu đồng mỗi m2. Không riêng gì dự án này, tại khu vực trung tâm TP Biên Hòa, khá nhiều tuyến đường có giá đất vươn lên mức tiệm cận với một số quận của TP HCM.
Trong khi đó, tại Nhơn Trạch, vị trí giáp Sài Gòn qua hướng Cát Lái (quận 2, TP HCM), đất nền lẻ chào bán đường nội bộ khu dân cư mới đã trên 10 triệu đồng mỗi m2, tăng 25% so với 12 tháng trước. Đất cùng khu này nếu nằm tại mặt tiền đường lớn có giá 14-15 triệu đồng mỗi m2.
Trong khi đó nhà phố dự án tại Hiệp Phước, Nhơn Trạch, đang được nhiều người chào hàng trên thị trường thứ cấp gần 2 tỷ đồng/căn, được xem là giá cao nhất ở khu vực này. Tuy nhiên, vì so với TP HCM, mức giá này cho cả nhà và đất vẫn ở mức khá mềm nên nhà đầu tư mua bán sôi động.

Một dự án tại Long An có quãng đường  về quận Tân Bình, TP HCM khoảng 35 phút di chuyển đang có giá đất tăng trên 100% so với năm 2016 và tăng trên 50% so với 12 tháng trước. Ảnh: Vũ Lê
Giáp ranh với Sài Gòn qua trục đô thị Tây Bắc TP HCM, huyện Đức Hòa, Long An, cũng ghi nhận giá đất tăng chóng mặt. Điển hình là một dự án quy mô lớn trên mặt tiền đường Tỉnh lộ 9 kết nối với Sài Gòn qua Quốc lộ 22, có giá đất giao dịch bình quân 10-11 triệu đồng mỗi m2, những lô đẹp còn xuất hiện mức giá 13-14 triệu đồng mỗi m2 dù năm 2016 giá đất tại đây chỉ chào bán ở vùng giá 5,5-7 triệu đồng mỗi m2.
Còn tại Bình Dương, đất Thủ Dầu Một, Phú Chánh, Hòa Lợi bắt đầu bật lên từ cuối năm 2017 đến nay, mức tăng bình quân 1-2 triệu đồng một m2. Ngay cả nền đất tái định cư tại khu vực này, đỉnh cũ từ 7 triệu đồng mỗi m2 nay đã lập đỉnh mới, vọt lên 9 triệu đồng. Riêng khu Lái Thiêu, Thuận An, đất nền trung tâm tăng mạnh từ 14 triệu đồng lên 18 triệu đồng một m2.
Cuối năm 2017, Công ty Thuận Tiến (thành viên của DRH Holdings) công bố chào bán Dự án Lái Thiêu Central Garden. Chỉ trong ngày đầu chào bán, toàn bộ gần 150 nền đất của dự án đã có chủ. Hiện nay giá đất tại dự án này được bán chênh 10 - 15%.
Phó tổng giám đốc điều hành Công ty địa ốc Cát Tường Đức Hòa, Lê Tiến Vũ xác nhận, thị trường nhà đất tại các tỉnh giáp ranh đang tăng nhiệt theo các cơn sóng tăng giá đất tại TP HCM.
Theo ông Vũ, cơn sốt đất tại Sài Gòn năm 2017 đã tác động mạnh mẽ đến giá đất vùng ven không chỉ thuộc địa bàn đô thị này mà còn lan ra các tỉnh lân cận. Đặc biệt các vị trí giáp ranh với TP HCM, dù là địa phận tỉnh lẻ nhưng vẫn được nhà đầu tư mua bán sôi động và tăng giá khá mạnh nhờ kết nối hạ tầng ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Chuyên gia này giải thích, khi TP HCM ngày càng trở nên chật chội, quá tải, giá nhà đất bị đội lên quá cao, thì việc giãn dân từ trung tâm đô thị này ra các vùng ven và các địa phương lân cận là xu hướng tất yếu.
Không chỉ những người làm việc ở TP HCM tìm đến Long An, Đồng Nai, Binh Dương để an cư, mà gần đây, nhiều người đã quyết định chọn những khu vực này làm nơi lập nghiệp, nhất là đối với sinh viên mới ra trường. Vì vậy, bất động sản ở khu vực này vẫn luôn được quan tâm, mật độ dân tăng lên và kéo theo giá đất cũng leo thang.
Tuy nhiên, ông Vũ nhận định, do mặt bằng giá đất ở khu vực giáp ranh TP HCM nhưng thuộc địa phận tỉnh lẻ vẫn còn ở mức khá thấp nên nhìn trên bình diện chung, nhà đất tại đây vẫn nằm trong tầm với của nhiều người có dòng vốn nhỏ. Nhờ đó, nhu cầu tìm kênh trú ẩn an toàn bằng loại tài sản này vẫn rất lớn.
Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Eximrs, Trần Thị Cẩm Tú đánh giá, xu hướng định cư, an cư tại những tỉnh lẻ có vị trí giáp ranh với Sài Gòn qua những trục hạ tầng đồng bộ đã dần xuất hiện trong 2 năm trở lại đây. Lý do ban đầu xuất phát từ giá rẻ, mua làm của để dành, nhưng càng về sau này, khi hạ tầng kết nối ngày càng tốt, nhà đất ở các tỉnh có vị trí giáp ranh Sài Gòn phát huy được ưu điểm mới là có thể an cư.
Bà Tú phân tích, việc tuyến metro số một của Sài Gòn có kế hoạch nối dài qua địa phận Bình Dương và Đồng Nai hay tuyến đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, cây cầu hứa hẹn kết nối TP HCM với Nhơn Trạch hoặc những tuyến đường được nâng cấp mở rộng từ TP HCM về hướng Long An đã tạo cú hích đột phá cho thị trường địa ốc tỉnh lẻ.
Các công trình hạ tầng này đã và đang từng bước rút ngắn quãng thời gian di chuyển từ cực nam châm TP HCM về các đô thị vệ tinh lân cận. Điều này tạo tiền đề và là sức bật lớn cho việc giãn dân.
CEO Eximrs đánh giá, sự khác biệt của thị trường bất động sản vùng ven hiện nay so với trước đây là thay vì khách hàng chủ yếu mua để đầu tư và thường bỏ trống, thì hiện nay một bộ phận khá lớn khách hàng mua đất tỉnh giáp ranh vì nhu cầu ở thật.
“Có thể nói, đất nền tỉnh lẻ giáp ranh Sài Gòn tăng giá và giao dịch sôi động không đơn thuần vì đáp ứng nhu cầu đầu tư truyền thống cho những dòng vốn nhỏ mà còn vì tính năng an cư ngày càng gần với hiện thực hơn”, bà Tú nhận xét.

Xem ngay…

TP HCM sẽ cấp sổ đỏ gần 10.000 trường hợp mua giấy tay

Năm 2018, Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM dự kiến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) cho gần 10.000 trường hợp mua bán giấy tay.
Kế hoạch năm 2018 Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM cho biết sẽ thực hiện 2 dự án chỉnh lý bản đồ địa chính trên toàn địa bàn cho chính xác trên cơ sở các thửa đất, cập nhật, theo dõi biến động người sử dụng và ranh đất. Đồng thời cũng sẽ thực hiện một dự án khác là chỉnh lý bản đồ địa hình nhằm phục vụ công tác cấp giấy và quản lý.
Song song đó, Sở cũng hoàn thiện phần mềm Villus, nâng cao khả năng liên thông cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCN) được nhanh hơn.
Theo đó, khi phần mềm hoàn chỉnh, thay vì luân chuyển hồ sơ giấy, các nơi liên thông bằng hệ thống điện tử, chỉ cần nộp hồ sơ điện tử và phôi giấy là có thể in ra cấp GCN cho người dân. Dự kiến trong quý 1/2018 này sẽ chọn một số quận có tách thửa nhiều để thí điểm, xem mức độ hoàn hảo để nhân rộng cho toàn TP HCM.
Ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM cho biết vừa qua Sở đã xin cơ chế cho phép sử dụng con dấu của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Khi sử dụng con dấu chi nhánh sẽ giải quyết triệt để bài toán về mặt thời gian.
Cụ thể là việc cấp đổi, cấp lại GCN hiện nay được phép uỷ quyền cho chi nhánh ký nhưng phải lên Sở đóng dấu. Cấp mới GCN cho hộ gia đình cá nhân vẫn là thẩm quyền của quận/huyện. Nhưng khi có GCN rồi, muốn cập nhật biến động thì thẩm quyền thuộc chi nhánh.
Một dự án khu dân cư tại huyện Bình Chánh
Theo thống kê từ Văn phòng đăng ký đất đai TP. HCM, số lượng hồ sơ trễ hạn trong lĩnh vực đất đai hiện nay rất nhiều, bởi ngoài nguyên nhân chủ quan từ cán bộ, nhân viên chậm trễ, tắc trách thì các quy định hiện nay về cấp GCN vẫn còn khá rối rắm, chồng chéo.
Đây là một phần nguyên nhân khiến 109.251 trường hợp hồ sơ tồn đọng, chưa được cấp sổ đỏ tại TP.HCM, trong đó có 20.586 trường hợp đủ điều kiện cấp GCN nhưng người dân không làm, chưa kể một lượng lớn GCN từ các tổ chức cũng chưa được cấp.
Đơn cử chỉ riêng H.Bình Chánh đang vướng 1.000 hồ sơ; một số huyện vùng ven cũng vướng do các chủ đất nông nghiệp tự phân nhỏ miếng đất rồi bán giấy tay qua các thời kỳ, những người nhận lại có trường hợp xây dựng trái phép trên đó, có trường hợp san lấp không còn sử dụng đất nông nghiệp nên cũng tồn đọng chưa thể cấp GCN...
Riêng đối với trường hợp cấp sổ đỏ cho nhà đất mua bán bằng giấy tờ tay, các quy định hiện hành chỉ cho phép cấp cho các trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tờ tay từ sau ngày 1/7/2004 đến trước 1.1.2008.
TP đã chỉ đạo các quận huyện "chốt" khoảng 9.664 trường hợp chuyển nhượng bằng giấy tay nêu trên sẽ được cấp sổ đỏ. Những trường hợp phát sinh sau này sẽ được xem là vi phạm và không được cấp GCN.
Theo Duy Khánh (ndh.vn)
Xem ngay…