Theo giới sành tin, Anpha Holdings chuẩn bị tung ra một lúc 3 siêu dự án của Singapore, trong đó có tòa nhà cao nhất Singapore phá kỷ lục sau 20 năm nằm giữ của một tòa nhà cũ, trong tháng 9/2016.
Xu thế “nhập khẩu” bất động sản
Trong tác phẩm để đời “Sunday Emails from a CEO”, Tổng giám đốc Tập đoàn bất động sản hàng đầu Châu Á trụ sở tại Singapore có nhắc đến những thương vụ đầu tư tòa cao ốc chọc trời tại Hong Kong ngay giữa khủng hoảng tài chính 1997 như một quyết định “mạo hiểm” bị hàng loạt cổ đông chỉ trích. Vậy mà quyết định có phần “thiếu suy nghĩ” ấy đã đem lại khoản lợi nhuận kếch xù sau khi khủng hoảng kết thúc và đã biến vị CEO này thành người hùng “vĩ đại”.
Đó là câu chuyện của “người khổng lồ”, vậy những “nhà đầu tư tí hon” Singapore thì sao? Họ không hề “tí hon” mà là nhà đầu tư đa quốc gia “đại tài” khi đầu tư các dự án của Anh, Mỹ, Úc, Malaysia… mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ giúp họ sống sung túc hơn tại xứ sở của mình. Ngoài dòng tiền cho thuê, nhà đầu tư Singapore rất khôn ngoan khi chọn lựa bất động sản ở những nơi có độ an toàn cao về giá trị tài sản để giữ nguồn tiền. Có lẽ, người Singapore “nhập khẩu” nhiều bất động sản quốc tế nhất Đông Nam Á.
Xu thế này trở thành kênh trú ẩn dòng tiền thông minh, an toàn mà vẫn sinh lợi nhuận khi thị trường trong nước bắt đầu dấu hiện chậm tăng trưởng hay bất động sản tại quốc gia khác đang ở đáy khủng hoảng.
Việt Nam hội nhập, cơ hội “chưa bao giờ có”
Nhìn cách người ta kiếm tiền, cất tiền khiến chúng ta ngưỡng mộ. Câu chuyện “huyền thoại đầu tư” ở Singapore không còn là “giấc mơ” của nhà đầu tư Việt. Việt Nam hội nhập sâu rộng, người Việt đi nước ngoài nhiều hơn, họ có thông tin phân tích đầy đủ, và đặc biệt không còn “tự ti” vào năng lực của mình. Việc tìm một kênh đầu tư quốc tế trở thành xu thế tất yếu khi “người khôn không bỏ hết trứng vào một giỏ”. Hàng loạt bất động sản quốc tế được giới thiệu đến với nhà đầu tư Việt, thế nhưng quyết định lựa chọn “cái nào”, “nơi nào” vẫn là bài toán khó để phân vân “nâng lên, hạ xuống” rồi cuối cùng cơ hội “chưa bao giờ có” ấy vuột mất.
Câu chuyện của “Chú Cuội lên Cung Trăng”
Đến giờ trẻ con vẫn ngồi nhìn lên trời, ước được như chú Cuội để lên Cung Trăng. Nhiều người nói đùa “chú Cuội là chuyên gia Bất động sản”, người đầu tiên đầu tư ra “nước ngoài”. Có lẽ chú đầu tư sớm quá nên bây giờ vẫn một mình một chợ ở nơi xa xôi ấy. Thế nhưng, câu chuyện của chú Cuội có thể lại là bài học thấm thía về kinh doanh bất động sản cho những người chưa “rành nghề”. Những yếu tố sau cần phải cân nhắc trước khi đầu tư bất động sản quốc tế
1 .Vị trí, vị trí, và vị trí: rõ ràng chú Cuội chọn nhầm vị trí để đầu tư. Vị trí bắt đầu từ lựa chọn quốc gia muốn đầu tư phải hội đủ yếu tố như đất đai khan hiếm, kinh tế có nhiều động lực phát triển bền vững, chính phủ hiệu quả, chính sách đầu tư và kinh doanh thông thoáng, tầm nhìn của quốc gia rõ ràng, nhiều trụ sở của các Tập đoàn đa quốc gia. Rồi xét đến vị trí của dự án trong quốc gia được chọn phải gần các tiện ích xã hội, hạ tầng như tàu điện ngầm, gần nguồn cầu thuê bất động sản như trường Đại học, văn phòng các tập đoàn đa quốc gia.
Wallich Residence - Đỉnh cao ngoạn mục ngắm toàn cảnh Singapore
2. Mục tiêu đầu tư rõ ràng: Đầu tư để giữ tiền hay để sinh lợi. Thường thì nhà đầu tư mong muốn cả hai, tuy nhiên, nhà đầu tư “sáng suốt” sẽ biết cái nào phải ưu tiên vì hai yếu tố trên có tính bù trừ. Nếu mục tiêu là kiếm kênh “trú ẩn” cho tiền thì phải tìm đến các quốc gia có chính trị ổn định, kinh tế phát triển bền vững. Nếu đặt nặng yếu tố sinh lời cần lưu ý đến yếu tố cho thuê nhiều hơn bán lấy lời vì đa số nhà đầu tư không có thông tin kịp thời để chốt lời ngắn hạn, vì vậy phải nhắm đến dòng tiền dài hạn. Có lẽ chú Cuội chọn phương án đầu tư để giữ tiền vì “trên ấy” không có người thuê nhà của chú.
3. Khả năng thoái vốn khi cần thiết: đây là lý do người Singapore rất thích đầu tư bất động sản của các quốc gia như Anh, Úc, Mỹ, Malaysia vì tại đây chính sách ngoại hối thông thoáng, nhu cầu mua nhà của người dân cũng như nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài khác cũng rất cao.
4. Dù lợi nhuận có cao đến mấy thì vẫn chỉ là danh nghĩa cho đến khi xuất hiện thanh khoản. Tìm hiểu kỹ chính sách thuế chuyển nhượng bất động sản, chính sách chuyển tiền về quốc gia của mình sẽ giúp nhà đầu tư không bị “mắc kẹt” giống chú Cuội không bán được “nhà” trên ấy để về.
Lấy ví dụ về sự thành công gần đây nhất của Tập đoàn Anpha Holdings khi giới thiệu siêu dự án Star Residence của Malaysia tại Việt Nam. Ngoài 3 yếu tố then chốt để “chiến thắng” sự quan tâm của nhà đầu tư Việt Nam, Anpha Holdings rất “thông minh” khi hợp tác chiến lược với Tập đoàn tư vấn và phân phối bất động sản nổi tiếng PropNex International. Rõ ràng chiến lược lựa chọn Chủ đầu tư danh tiếng như UM Land Malaysia, Symphony Life, GuocoLand Limited … được thể hiện rõ trong cách Anpha Holdings tuyển lựa dự án để giới thiệu đến nhà đầu tư “khó tính” ở trong nước. Những dự án mà Anpha Holdings chọn cũng đều có vị thế độc tôn, giá trị đầu tư hợp lý, khả năng cho thuê rất cao. Theo giới sành tin, Anpha Holdings chuẩn bị tung ra một lúc 3 siêu dự án của Singapore, trong đó có tòa nhà cao nhất Singapore phá kỷ lục sau 20 năm nằm giữ của một tòa nhà cũ, trong tháng 9/2016.
0 Nhận xét