Theo dự báo của eBay, đến năm 2020, doanh số bán hàng trực tuyến sẽ vượt qua doanh số bán hàng theo phương pháp truyền thống ở những mặt hàng như hàng điện tử và sách. Hiện nay, cứ 13 bảng chi cho mua sắm thì người tiêu dùng Anh lại chi ra một bảng để mua sắm trực tuyến, nhưng đến năm 2020, con số này sẽ tăng thêm 1 bảng nữa.
Tập đoàn Amazon.com bắt đầu bán sách qua mạng năm 1995, không có cửa hàng truyền thống nào cả, hoàn toàn bán hàng trực tuyến, nhưng đến nay, giá trị thị trường của nó là khoảng 35 tỷ đô-la, gấp hơn 20 lần so với giá trị thị trường của Barnes & Nobles (chỉ khoảng 1,5 tỷ đô-la), dù Barnes & Nobles là tập đoàn bán sách có tuổi đời gần 100 năm, với gần 800 cửa hàng sách khắp nước Mỹ.
Tại Việt Nam, bán hàng trực tuyến và qua điện thoại cũng đang trên đà phát triển và đã mở rộng ra rất nhiều ngành hàng: kim khí điện máy, điện thoại di động, sách, văn phòng phẩm, trang sức, nước hoa... Với khoảng một phần tư dân số (khoảng 24,3 triệu người) sử dụng Internet (theo thống kê của mạng Royal Pingdom năm 2010), và con số này vẫn đang tăng lên nhanh, thì kênh bán hàng trực tuyến sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai gần. Cũng theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Việt, khoảng 70% các công ty kinh doanh, dịch vụ của Việt Nam sử dụng hệ thống bán hàng qua điện thoại và Internet.
Tuy nhiên, bán hàng qua điện thoại và Internet không phải là sân chơi của bất kỳ ai, và mang tính cạnh tranh gay gắt. Vì thế, để thành công trong lĩnh vực này, nhân viên bán hàng cần hiểu rõ những yếu tố của hình thức bán hàng “nghệ thuật” này. Làm thế nào để chỉ cần qua một vài lá thư điện tử, một vài cuộc điện thoại, nhân viên bán hàng có thể bán được hàng và mang lại doanh thu cho công ty cũng như hoa hồng cho mình? Làm thế nào thuyết phục được khách hàng khi bạn không hiểu rõ tâm trạng, thái độ của họ? Làm thế nào có thể vượt qua những rào cản để tiếp cận được những đối tượng có quyền quyết định thật sự cho việc mua hàng tại các doanh nghiệp khách hàng? Làm thế nào để tránh khỏi những kẻ “không có quyền lực thật sự”?
Bài 1: Giới thiệu để kết nối bán hàng bằng bài mở đầu ngắn gọn
"Trong lĩnh vực này, khi bạn nhận ra mình đang gặp khó khăn thì đã quá trể để bạn tự cứu mình. Trừ khi bạn là một người khó thay thế, còn nếu không bạn sẽ bị mất việc đấy" BILL GATES
Giới thiệu các bạn vài mẫu nói chuyện kết nối ngắn gọn bên dưới:
- Bài kết nối qua điện thoại: " Xin chào anh / chị "tên", tôi là Hiếu làm tại STT Group, Chúng tôi nhà cung cấp các giải pháp quản lý tích hợp. Tôi để lại tin nhắn cho anh trong hộp thư thoại và email tuần vừa rồi, do đó tôi muốn gọi để bàn thêm. Tôi định hẹn gặp anh qua điện thoại để giới thiệu với anh các loại sản phẩm của chúng tôi và giới thiệu cho anh thấy chúng tôi có thể giúp cho các anh tiết kiệm thời gian và tiền bạc như thế nào. Vui long gọi khi nào anh có thời gian. Xin cảm ơn.
- Chào anh trung! Anh khỏe không? em là Hiếu gọi từ công ty STT Group và em rất muốn được nói chuyện với anh. Em hiểu gần đây anh đang hợp tác với tập đoàn FPT, một công ty mà chúng tôi đã hợp tác chạc chẽ. khi đọc blog của ceo công ty anh, tôi nhận thấy ưu tiên của ông ấy trong năm nay là vươn ra các thị trường mới. Chúng tôi là nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ quản lý và ứng dụng các công nghệ trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh, gia tăng danh số bán hàng nhanh và rất phù hợp với tầm cỡ công ty anh. Tôi muốn nói chuyện với anh vời phút qua điện thoại và cũng muốn mời các đồng nghiệp của anh như trung, thúy và chị nga cùng tham gia. Tôi rất vui lòng chia sẻ các giải pháp mới nhấtt cũng như các số liệu nghiêng cứu thị trường chúng tỏ khả ăng của chúng tôi trong thị trường toàn cầu. Chúng ta có thể chia sẻ câu chuyện vàng son - Tôi cũng là cựu sinh sinh viên trường kinh tế với anh! Thông tin liên lạc của tôi điều có trong email mà tôi sẽ gởi sau cuộc gọi. Tôi rất mong được trao đổi trực trực tiếp với anh.
0 Nhận xét